Chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp? Nghe tưởng không quan trọng nhưng thực ra quan trọng không tưởng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, tổng công ty/tập đoàn.

“Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp” là một trong 6 trụ cột mà Doanh nghiệp cần thực hiện theo Bộ tiêu chí Xếp hạng Mức độ Chuyển đổi tại Doanh Nghiệp. Khác với các Nhóm chỉ tiêu khác có thể thực hiện theo từng giai đoạn, Bộ chỉ tiêu nhóm “Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp” lại luôn được ưu tiên và thực hiện song song, xuyên suốt trong toàn bộ Hành trình Chuyển đổi số mà Doanh Nghiệp triển khai, nhóm chỉ tiêu này gắn chặt công cuộc chuyển đổi hệ thống CNTT và chuyển đổi chiến lược kinh doanh.

Trong cuộc khảo sát của Viện chuyển đổi kỹ thuật số Capgemini với 1700 các lãnh đạo cao cấp, nhà quản lý và nhân viên tại hơn 340 doanh nghiệp tại 8 quốc gia có nền công nghệ phát triển bậc nhất năm 2017, có tới 62% những người được khảo sát nhận định văn hóa là rào cản số một trong chuyển đổi số.

(Nguồn: Capgemini Digital Transformation Institute)

Về bản chất, ứng dụng công nghệ làm thay đổi cách thức liên kết trong và giữa các bộ phận, niềm tin và thái độ của mỗi nhân sự đối với doanh nghiệp. Họ tư duy, hành động và hợp tác trong môi trường công nghệ, và từ đó, tạo nên các giá trị văn hóa doanh nghiệp mới. Chuyển đổi số trong văn hóa giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn nhân lực với những giá trị nổi bật để tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường, như:

  • Đột phá tư duy tạo ra nhiều ý tưởng mới;
  • Hình thành khả năng tự thích ứng với thay đổi của tổ chức;
  • Chuyển phản hồi thành cơ hội mới;
  • Chia sẻ hợp tác với nội bộ và khách hàng;

Văn hóa mới sẽ dần được hình thành trên lộ trình doanh nghiệp chuyển đổi số, nhưng nếu không định hướng ngay từ đầu các giá trị mới rất dễ bị sai lệch và không theo kịp tốc độ công nghệ số.

22 câu hỏi khảo sát đánh giá mức độ chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp lớn/tổng công ty/tập đoàn

Bộ câu hỏi được CoDX thiết kế dựa trên Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trong Quyết định 1970/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông đã được ban hành. Các câu hỏi phân chia theo từng nhóm chi tiết như sau:

Về giá trị doanh nghiệp

  1. Quan điểm, hành vi lãnh đạo phù hợp với chiến lược số của doanh nghiệp và hoàn cảnh hiện tại?
  2. Nhân viên nhận thức được sự ảnh hưởng của họ đối với việc chuyển đổi số của doanh nghiệp?
  3. Nhân viên được tham gia xây dựng chiến lược số?
  4. Doanh nghiệp đã hình thành văn hóa “thất bại vô hại” (thất bại nhưng không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp)?
  5. Doanh nghiệp có văn hóa cộng tác trực tuyến giữa cá nhân, đơn vị?
  6. Doanh nghiệp xây dựng môi trường đa văn hóa?

Về quản trị tài năng

  1. Đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc phân phối/triển khai chiến lược số?
  2. Doanh nghiệp hiểu được năng lực của lực lượng lao động của mình?
  3. Doanh nghiệp xác định các kỹ năng cần có để thực thi chiến lược số?
  4. Doanh nghiệp sở hữu các kỹ năng cần có để đạt được các mục tiêu của chiến lược số?
  5. Doanh nghiệp bồi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài?
  6. Phát triển tài năng được coi là hoạt động liên tục nhằm cung cấp các cơ hội bình đẳng?
  7. Học tập sử dụng công nghệ kỹ thuật số đang mang lại giá trị kinh doanh?
  8. Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự gắn kết của nhân viên?

Về hỗ trợ nơi làm việc

  1. Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động?
  2. Môi trường làm việc hỗ trợ cho việc đổi mới?
  3. Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ nâng cao hiệu suất?
  4. Các công cụ/ứng dụng/tiện ích luôn sẵn sàng để hỗ trợ đổi mới?
  5. Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất?
  6. Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới?
  7. Tri thức được nắm bắt một cách hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp?
  8. Tri thức được chia sẻ hiệu quả trong toàn Doanh nghiệp?

Bằng cách trả lời bộ câu hỏi này, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là yếu tố doanh nghiệp đã có và đang phát huy tốt? Đâu là yếu tố đã có nhưng chưa tốt? Đâu là yếu tố đang thiếu để có lộ trình chuyển đổi số văn hóa doanh nghiệp phù hợp.

Lộ trình chuyển đổi văn hóa phổ biến trong các doanh nghiệp lớn/tập đoàn/tổng công ty hiện nay là:

Lộ trình này xác định rõ ràng, có thử nghiệm thực tế các đặc điểm văn hóa doanh nghiệp cần trong môi trường mới, xây dựng các bước dịch chuyển từ những hành vi được điều chỉnh

Trên cơ sở hình thành hành vi qua sự thích nghi của con người với thay đổi công nghệ, lộ tình này từng bước xác định rõ ràng các đặc điểm văn hóa số. Chỉ là lộ trình này tốn khá nhiều thời gian và chi phí cho việc thích nghi và điều chỉnh. Đồng thời văn hóa bị chuyển đổi bị động, một sai lầm trong nghiên cứu triển khai cũng có thể khiến một đặc điểm văn hóa bị sai lệch.

Để nắm bắt được lợi thế cạch tranh, coanh nghiệp cần một phương pháp tối ưu lộ trình chuyển đổi đơn giản hơn.

Bộ công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số văn hóa

Với kinh nghiệm dày dặn hơn 20 năm nghiên cứu và phát triển phần mềm doanh nghiệp, CoDX hình thành nên bộ công cụ chỉ dẫn đi đúng hướng trong chuyển đổi số doanh nghiệp, mà trọng tâm là trải nghiệm con người và văn hóa số.

CoDX giúp nâng cao năng suất làm việc bằng những trải nghiệm tuyệt vời mà nhân viên có được với thiết kế tối ưu hóa từng hoạt động xử lý trong hệ thống của từng nhân viên theo từng vai trò người dùng. Cung cấp cho doanh nghiệp một hệ thống mà Nhân viên là trung tâm của mọi Dịch vụ phần mềm cần phục vụ như phần mềm lưu trữ tài liệu, hồ sơ, quản lý công việc, ví thưởng nhân viên, … . Nơi mọi trải nghiệm nhân viên đều được được ghi nhận – Lắng nghe – Chia sẻ và Lan tỏa.

>>> Xem thêm về nguyên tắc xây dựng hệ thống quản lý tài liêu

Với bộ công cụ CODX doanh nghiệp chỉ cần xác định nhu cầu và áp dụng công cụ. Đăng ký thuê, mở rộng người dùng, gia tăng công cụ hay ngừng thuê đều dễ dàng trong một vài thao tác, không tốn chi phí nghiên cứu và thử nghiệm.

Nguồn: https://businesswiki.codx.vn/22-cau-hoi-khao-sat-muc-do-chuyen-doi-so-van-hoa-doanh-nghiep/

hotline 0914899219