Theo định nghĩa thì quản trị bằng văn hóa MBC - management by culture chính là loại hình quản trị theo gương bằng những giá trị tốt đẹp. Những giá trị này sẽ được lưu trữ và phát huy.

Văn hóa Kinh doanh và quy trình vận hành hiệu quả gắn với các doanh nghiệp  trẻ tỉnh Hòa Bình
Những giá trị văn hóa đó ban đầu cần được hoạch định theo lộ trình và mục tiêu hướng đến đồng thời bổ trợ thường xuyên và liên tục và thậm chí đôi lúc áp đặt lên những thành phần chưa biết hoặc đi ngược với tầm nhìn văn hoá của doanh nghiệp.
BẢN CHẤT CÙA QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA MBC
Việc quản trị bằng văn hóa được bắt nguồn từ nội tại bên trong tổ chức và đồng hành cùng giá trị cốt lõi xuyên suốt sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Việc gìn giữ và tuân thủ các nét văn hóa như là một phần trách nhiệm và quyền lợi của mồi cá nhân khi được kết nạp vào tố chức. Rõ ràng quản trị bằng văn hoá là một xu hướng quản trị có tính thực tiền và sẽ được áp dụng của nhiều doanh nghiệp mới trong thời đại mới. Làm nền tảng đạt được những thành tựu để có thể hướng đến một mô hình quản trị bất duyệt, quản trị bằng giá trị.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN TRỊ BẰNG VĂN HÓA MBC
Việc quản trị bằng văn hóa có liên quan đến việc tác động đến kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu tổ chức, niềm tin chuẩn mực đạo đức, thái độ và hành vi của mọi người trong công ty.
Ngoài ra còn liên quan đến các biểu tượng, văn hóa doanh nghiệp là một loại ngôn ngữ, bản sắc của công ty, quy định về trang phục của nhân viên, thiết kế nội thất, các hoạt động cụ thê’ hoặc nhãn hiệu của công ty.
Quản lý bằng văn hóa tổ chức liên quan đến các hoạt động quản lý khác nhau nhằm mục đích thay đổi tích cực trong văn hóa, từ đó giúp thu được nhiều khách hàng, lợi nhuận và tăng lợi thế cạnh tranh .

CÁC GIAI ĐOẠN ÁP DỤNG MBC TRONG DOANH NGHIỆP
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc tạo ra được một văn hóa tổ chức của doanh nghiệp có vai trò rất lớn của người quản lý. Các nhà quản lý cần phải tuân thủ các niềm tin chung của tổ chức và truyền bá chúng trong những giai đoạn của doanh nghiệp như sau:
■    Giai đoạn đầu hình thành và phát triển: Lúc này tầm nhìn và năng lượng của người lãnh đạo có vai trò then chốt.
■    Giai đoạn thứ 2: Người quản lý có thể làm gương cho nhân viên noi theo các nét văn hóa được hình thành.
■    Gia đoạn 3: Đáy là giai đoạn phát triển ổn định và tăng trưởng: Lúc này vai trò của người lãnh đạo là tạo nên sự phát triển cùng với tố chức hoặc tìm kiếm những người kế nhiệm thật sự phù hợp.
■    Giai đoạn chuyên đổi, các nhà quản lý và nhân viên phải không học hỏi những hành vi ảnh hưởng xấu đến tố chức và hiểu được sự cần thiết của sự thay đổi văn hóa.


Các công cụ cho phép người quản lý ảnh hưởng đến văn hóa, là:
■    Tác động trực tiếp, đó là thuyết phục nhân viên chấp nhận các mô hình văn hóa nhất định,
■    Tác động gián tiếp, thay đổi các thủ tục, quy định, phân phối cơ sở vật chất và thiết bị.
Có thể nói văn hóa tô’ chức cần được sự quan tâm đúng đắn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Việc này giúp cho doanh nghiệp có thể quyết định được hướng phát triển và gìn giữ được giá trị cốt lõi của văn hóa xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp.
 

hotline 0914899219