Ứng dụng kinh tế chia sẻ vào khu vực HTX: Tại sao không?
Nói là phù hợp bởi mô hình này có thể khắc phục được những hạn chế cố hữu của mô hình hợp tác xã (HTX) ở nước ta hiện nay: Thiếu nền tảng công nghệ để kết nối, hợp tác, chia sẻ và hạn chế về tinh thần kinh doanh, năng lực quản trị kinh doanh.
Việc tiếp cận là ứng dụng MH KTCS vào các mô hình tổ chức và hoạt động của HTX sẽ giúp học hỏi, làm chủ được các yếu tố, nền tảng đổi mới sáng tạo của nó vào khu vực kinh tế HTX, nhất là HTX nông nghiệp. Từ đó, đạt được mục tiêu cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc cho thành viên và sự phát triển bền vững cho đất nước. Đây cũng là một mục tiêu, nhiệm vụ được Chính phủ đề ra trong Quyết định 749/2020 “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Quan niệm về cuộc sống hạnh phúc cho xã viên và nông dân dựa trên các tiêu chí đánh giá của Liên Hiệp Quốc.
Xu hướng tất yếu trên thế giới
Các chủ thể của MH KTCS là các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức HTX, DN cũ và mới. Vận dụng tư tưởng kinh tế chia sẻ và công nghệ cao trong kinh doanh vận tải đường bộ, Công ty khởi nghiệp công nghệ (Startup) Uber. Mặc dù không sở hữu một chiếc ôtô và không phải trả lương cho tài xế, vẫn tạo ra một mô hình đột phá về phương thức kinh doanh vận chuyển hành, với nhiều tiện ích dịch vụ, huy động được nhiều nguồn lực xã hội mạnh hơn so với dịch vụ vận taxi truyền thống. Nhờ vậy thị phần ngày càng mở rộng, thêm nhiều việc làm cho xã hội, nâng giá trị Công ty lên gần 70 tỷ USD năm 2018 trước giai đoạn bị sụt giảm.
Nhiều điểm tương đồng giữa mô hình KTCS và kinh tế HTX. |
Airbnb cũng là một DN khởi nghiệp thành công theo mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn qua internet có giá trị vốn hóa 31 tỷ USD (2018). Đồng thời, đã xuất hiện thêm nhiều DN tỷ đô trong các lĩnh vực kinh doanh chia sẻ khác như thực phẩm: Eat With Me, Locar Roots, WeFarm..; tài chính: Finpoint, Lendico, Crowfunding, .. Hay như du lịch: onefinestay, TripAdvisor, Tripping.com...; Công việc, nơi làm việc: Wework, Freelancer .com, Workspace on, TaskRabbit…
Đáng chú ý là các tổ chức này khi trở thành một tổ chức có xu hướng mở rộng kinh doanh đa ngành bằng cách phát triển hệ sinh thái của mình, kết nối các dịch vụ với nhau tạo nên sức mạnh hệ thống. Ví dụ, Grad ban đầu vào Việt Nam (tháng 2/2014) chỉ có dịch vụ vận chuyển hàng khách bằng oto và xe máy, đến nay đã có trên 300.000 xe công nghệ và thêm nhiều dịch vụ khác như chuyển hàng, giao đồ ăn, đi chợ thuê, ví điện tử, …
Trong thời gian nhiều thành phố chống dịch Covid-19 bằng phong tỏa, giãn cách xã hội, nó đã phát huy được sức mạnh công nghệ của nó đem lợi ích lưu thông hàng hóa cho xã hội mà các phương tiện vận chuyển truyền thống không làm được.
Theo hãng kiểm toán quốc tế nổi tiếng PwC, nền kinh tế chia sẻ sẽ phát triển thành một thị trường trị giá 335 tỷ đô la vào năm 2025 ở Mỹ. Đại dịch Covid -19 bùng phát hai năm gần đây buộc con người phải làm việc nhiều hơn trên các nền tảng công nghệ số, kinh tế chia sẻ là một bộ phận của nền kinh tế số tăng nhanh về tốc độ và tăng mạnh về quy mô so với các dự báo trước Dịch như trên.
Phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam
Tuy KTCS cũng có mặt trái và khuyết điểm, song nhìn tổng quan, đây là một hình kinh tế mới, có nhiều ưu điểm, cần ứng dụng và phát triển tại Việt Nam.
Vì vậy, Chính phủ đã có các quyết sách quan trọng, ví dụ như Quyết định số 749 TTg/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 30” ; Quyết định 999 TTg/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ”; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng “Báo cáo Đánh giá tác động của một số loại hình KTCS chính đối với nền kinh tế”…
Kinh tế chia sẻ dù đã hình thành ở Việt Nam vài năm gần đây nhưng vẫn chậm hơn so với thế giới. |
Điều này cho thấy, mô hình KTCS đang là một trong những mô hình kinh tế mà Việt Nam đang đánh giá cao và sẽ theo đuổi thực hiện.
Khu vực KTTT, HTX ở Việt Nam đang là một thành phần quan trọng của nền kinh tế. Nếu so sánh mô hình HTX với mô hình KTCS, sẽ thấy giữa có một số điểm chung như về tư tưởng và nguyên tắc quản trị tổ chức. Đó là cả hai đều nhấn mạnh mục tiêu chia sẻ, sử dụng các nguồn lực để đạt hiệu quả cao hơn kinh tế cá thể và không tuyệt đối hóa mục tiêu lợi nhuận.
Cả hai có chung về nền tảng đạo đức, coi trọng yếu tố tình thương, sự san sẻ và hợp tác cùng có lợi, giống nhau một phần nền tảng pháp lý.
Sự khác biệt giữa hai mô hình này thể hiện ở các đặc điểm, tiêu chí: Mô hình kinh tế truyền thống với mô hình kinh tế hiện đại: Kinh tế nền tảng hay kinh tế số; Kinh tế chia sẻ giao kết giữa người dùng với người cung cấp dịch vụ bằng hợp đồng điện tử trong từng giao dịch với ưu thế nhanh, tiện lợi, chi phí thấp, minh bạch; KTCS hoạt động trên các nền tảng công nghệ số, yếu tố mà HTX chưa tiếp cận được.
Về hiệu quả kinh doanh, khả năng phát triển quy mô tổ chức và thị trường kinh doanh thì KTCS cao gấp nhiều lần HTX vì với đặc tính của kinh tế số, nó không bị hạn chế bởi địa phương và không bị giới hạn về không gian và thời gian. Kinh tế chia sẻ có tinh thần kinh doanh, tinh thần doanh nghiệp cao hơn nhiều so với mô hình HTX của ta có mục tiêu ổn định thu nhập và sinh kế trong nội bộ, ưu tiên đảm bảo việc làm và dịch vụ chung cho các thành viên. Nó có thể đem lại sự giàu có cho những người chủ DN và một số cán bộ quản lý và mức thu nhập trung bình khá cho người công nhân hay nhân công trực tiếp cung cấp dịch vụ.
Tóm lại, sự tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn của MH KTCS với MH HTX hiện nay, trước hết ở hai yếu tố: Đó là, có tinh thần kinh doanh và năng lực quản trị kinh doanh của DN và có công nghệ số và nền tảng công nghệ KTCS. Mức thu nhập trung bình của người lao động trong MH KTCS cao hơn trong HTX. Do đó, nó thu hút nhiều lao động nông thôn bỏ làm nông nghiệp đến các đô thị làm nhân công cho các DN theo MH KTCS.
Vì vậy, Quyết định 749 TTg/2020 của Thủ tướng Chính phủ nói đến sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” là nói đến vấn đề hay mục tiêu ứng dụng kinh tế số, KTCS vào HTX; nông dân cần có tư duy của doanh nhân, HTX cần học hỏi, nâng cao kỹ năng công nghệ số và năng lực quản trị kinh doanh của DN.
Giải pháp phát triển KTCS trong khu vực HTX
Với những phân tích ở trên, có 5 giải pháp định hướng phát triển KTCS trong khu vực KTTT, HTX ở Việt Nam.
Thứ nhất, củng cố nền tảng đạo đức trong HTX, phát huy yếu tố tình thương, sự chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau, khuyến khích lối ứng xử và kinh doanh trung thực, tử tế, tinh thần “tương thân, tương ái”, giúp đỡ người nghèo khó, “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Ứng dụng KTCS vẫn là câu chuyện mới mẻ trong khu vực HTX ở Việt Nam. |
Thứ hai, ứng dụng các nền tảng công nghệ 4.0 vào SX-KD của HTX theo tinh thần “kinh tế chia sẻ” để nâng cao giá trị nông sản, tăng hiệu quả kinh doanh của HTX và thu nhập của người lao động. Nguyên tắc kinh tế chia sẻ không đòi hỏi HTX nông nghiệp nào cũng phải mua sắm, sở hữu các phương tiện và công nghệ hiện đại đòi hỏi vốn đầu tư lớn mà là tìm cách sử dụng các hình thức kết nối, thuê, hợp tác kinh doanh với các tổ chức chuyên cho thuê tư liệu sản xuất và tổ chức cung cấp công nghệ theo nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”,
Thứ ba, Nhà nước cần tăng đầu tư và có chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân và các HTX nâng cao nhận thức và phát triển kỹ năng số để trở thành nông dân số, biết sử dụng các thiết bị đầu cuối (smart phone, máy tính bảng, máy tính, …) để mở rộng khả năng chia sẻ, quyền tự do lựa chọn và nâng cao nhận thức chính trị, phòng chống tham nhũng,...
Thứ tư, đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc của bà con nông dân trong cả nước trước năm 2025 với đủ 19 tiêu chí Xây dựng Nông thôn mới theo Quyết định 1980/2016 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các tiêu chí về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường… Với khoảng 65% dân số cả nước đang sống ở nông thôn và số HTX nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số HTX thì nếu khu vực nông thôn chưa thực sự hạnh phúc thì cả đất nước chưa có hạnh phúc, HTX nông nghiệp thiếu hạnh phúc thì các thành viên của HTX thiếu hạnh phúc. Đại dịch Covid -19 đã cho thấy nông nghiệp, nông thôn đã trở thành bệ đỡ cho ổn định kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản… Nông thôn cũng có nhiều dư địa và chất lượng môi trường cao hơn thành thị. Đó là nguồn lực và lợi thế cần được tiếp tục phát huy.
Thứ năm, tăng cường phòng chống, giảm thiểu các đau khổ, mất mát của các HTX và bà con nông dân trước các thủ đoạn sai trái, xấu xa, trái luật của các đối tượng giả danh hoặc lợi dụng mặt trái của công nghệ 4.0, của KTCS để làm giàu bất chính.
Từ những phân tích về hiệu quả sản xuất – kinh doanh và năng lực cạnh tranh của HTX so với mô hình DN và Chính sách, Quyết định của Chính phủ về ứng dụng MH KTCS vào phát triển kinh tế. Rõ ràng, khu vực HTX, nhất là HTX nông nghiệp cần thiết ứng dụng các công nghệ và mô hình kinh doanh của Thời kỳ công nghiệp 4.0, trong đó có MH KTCS.