Sau 3 năm triển khai văn hóa số - ICADO của Viettel đã có góp phần giúp thay đổi nhận thức của lãnh đạo và CBNV từng bước hiện thực hóa sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số” của Tập đoàn.

Là sinh viên, hãy hiểu thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0 để không bị tụt  hậu
Bữa trưa công nghệ

Đều đặn vào 17h chiều hàng ngày, anh Chu Văn Lâm – Bếp trưởng Tập đoàn, sẽ nhận được tin nhắn thông báo số lượng xuất ăn CBNV đăng ký cho bữa trưa ngày hôm sau để chuẩn nguyên liệu. Mọi người đăng ký cơm trên ứng dụng Viettel Family, cuối tháng tự động thanh toán qua ứng dụng Viettel Pay, ưu ái gọi đó là “bữa trưa công nghệ”.

Anh Lâm cho biết từ khi sử dụng tính năng Đặt cơm, công việc của đội ngũ nhà bếp được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu lãng phí thực phẩm. “Hệ thống cũng cho chúng tôi các dữ liệu để ra quyết định điều chỉnh thự đơn giúp phục vụ CBNV một cách tốt nhất”, anh Lâm nói.

Trong 3 năm qua, Viettel triển khai nhiều giải pháp công nghệ trong chính nội bộ: chấm công tự động, bãi đỗ xe thông minh, sổ sức khỏe điện tử, đào tạo trực tuyến, thư viện online… Những thói quen hàng ngày dần thay đổi với sự có mặt của công nghệ.

Công nghệ từ trái tim - cách Viettel đi ra thế giới
Công nghệ số sẽ được tích hợp rất nhiều trong không gian làm việc số của người Viettel. 

Sự liên kết giữa văn hóa Viettel và văn hóa số

Bước vào giai đoạn phát triển thứ 4 với sứ mệnh “Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”, lãnh đạo Tập đoàn xác định công nghệ là yếu tố quan trọng nhưng con người mới là yếu tố quyết định. Muốn thực hiện thành công chuyển đổi số, mỗi người phải có một tư duy và thái độ phù hợp công nghệ. Nghiên cứu của hãng tư vấn BCG (Mỹ) cho thấy, khoảng 80% các công ty chuyển đổi số hiệu quả nhờ tập trung vào văn hóa doanh nghiệp.

Với Viettel, nền tảng văn hóa với 8 giá trị cốt lõi, bộ tiêu chuẩn người Viettel và quy tắc ứng xử được phát triển, bồi đắp qua nhiều năm. Hàng nghìn CBNV đã ghi nhớ và thực hành thường xuyên. Việc đưa các giá trị văn hóa số vào phải có được sự liên kết, tính kế thừa với 8 giá trị cốt lõi Viettel để không gây ra sự hiểu lầm khi thực hành văn hóa phục vụ muc tiêu chuyển đổi số.

Sau khi nghiên cứu nội hàm của các đặc tính văn hóa số theo chuẩn thế giới, bộ giá trị văn hóa số Viettel được xây dựng gồm 5 thành tố ICADO: Đổi mới (Innovative), Hướng tới khách hàng (Customer centric), Linh hoạt (Agile), Quyết định dựa trên dữ liệu và ưu tiên số (Data-first mindset), Văn hoá mở và hợp tác (Open).

Kiên trì thực hành

Ngày 1/6/2020, Tập đoàn tổ chức sự kiện “Tuyên bố Văn hóa số” chào đón sự ra đời của ICADO - Văn hóa số Viettel nhân dịp sinh nhật lần thứ 31. Sự kiện được người Viettel nhiệt liệt hưởng ứng với gần 10.000 CBNV cam kết thực hành văn hóa số. Lãnh đạo Tập đoàn và đơn vị thành viên là những người kiên trì “làm gương” thông qua việc tiên phong trải nghiệm các ứng dụng số, đưa ra các định hướng lộ trình chuyển đổi số cho đơn vị của mình. Văn hóa số được thể hiện thống qua các sự kiện nội bộ, trải nghiệm nhân sự, các quy trình hệ thống và môi trường làm việc.

Văn hóa số cũng được đưa vào chương trình đánh giá mức độ trưởng thành số các đơn vị theo mô hình DMM của TMForum. Điều này giúp các đơn vị thành viên biết được mình đang đứng ở đâu trong hành trình chuyển đổi số của Tập đoàn, so sánh mức độ trưởng thành số của đơn vị với các công ty cùng ngành trên thế giới cũng như tại Việt Nam, từ đó giúp đơn vị xác định mục tiêu và xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

Robot thay thế con người trong tương lai ở các nhiệm vụ y tế.
Công cụ tự động hóa như robot sẽ thay đổi cách con người làm việc trong tương lai gần. 

Năm 2022, Tập đoàn đánh giá mức độ trưởng thành số của 30 đơn vị, lần đầu đánh giá các thị trường nước ngoài Viettel Myanmar (MYN) và Viettel Tazania (VTZ). Trong đó VCC là đơn vị dẫn đầu tập đoàn về thực thi văn hóa số đạt 3,45 điểm, tiệm cận mức Nâng cao, tiếp theo là IDC và VTS. Các đơn vị đã cài đặt văn hóa số vào hệ thống và mang lại hiệu quả cụ thể như: Văn hóa đổi mới giúp 80% đơn vị phòng ban của IDC và 50% đơn vị phòng ban VTS tăng trưởng 20% về số lượng sáng kiến ý tưởng.

Văn hóa linh hoạt giúp VCC đưa vào áp dụng mô hình giản lược tối ưu từ 25- 44% thời gian hoàn thành nhiệm vụ chức năng của Khối cơ quan. Tính mở và hợp tác giúp 76% đơn vị phòng ban của VTS tăng trưởng 20% các dự án hợp tác nội bộ, hợp tác liên phòng ban và dự án hợp tác với bên ngoài Tập đoàn.

Đồng chí Phạm Đình Trường Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công trình Viettel, nhận định “Văn hóa số được hình thành từ 02 yếu tố: Niềm tin và hành động. Niềm tin rằng chuyển đổi số sẽ thay đổi cuộc sống, công việc của con người, thay đổi đất nước và toàn nhân loại ngày một tốt hơn. Biến nhận thức thành hành động, nhiệm vụ của cá nhân, tập thể là ứng dụng chuyển đổi số vào công việc, cuộc sống để tạo ra giá trị. Văn hóa số phải là một phần của văn hóa doanh nghiệp”.

 

hotline 0914899219